• GIỚI THIỆU

GIỚI THIỆU

Việt nam đã có trên 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trên nền văn minh Văn Lang và văn minh Đại Việt những y lý và y thuật dựa trên nền tảng của sự kết hợp lý luận y học Phương Đông (Đông y) với các kinh nghiệm chữa bệnh của cộng đồng gồm 54 dân tộc Việt Nam, cùng với kinh nghiệm sử dụng nguồn dược liệu, thảo dược phong phú của đất nước ta trong vùng nhiệt đới tạo nên một nền y học truyền thống hay còn gọi là học cổ truyền Việt Nam.Nền y học cổ truyền Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử và nhiều thăng trầm và đã được văn bản hóa từ năm 1010 (thời nhà Lý). Tới thế kỉ 13 nhà bác học Chu Văn An đã nêu đường lối chữa bệnh chứ không dùng mê tín dị đoan. Thế kỉ 14 đại danh y Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc Việt Nam để chữa bệnh (580 vị thuốc trong 3873 đơn thuốc cho 10 loại chuyên khoa trị bệnh).

Thế kỉ 18 đại danh y Lê Hữu Trác với tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông đã biên soạn tập sách thuốc “Y TÔNG TÂM LĨNH” gồm 28 bộ có 66 tập nói về: y đức, vệ sinh phòng bệnh, y lý cơ bản, dược lý, bệnh lý, các đơn thuốc có công hiệu, bệnh án, một số trường hợp bệnh… Với truyền thống lâu đời của nền y học dân tộc, với tính ưu việt của các thảo dược thiên nhiên, chúng tôi tiếp nối, kế thừa và phát triển nền y học nước nhà: với phương châm “NAM DƯỢC TRỊ NAM NHÂN”, Đó cũng là câu nói nổi tiếng của đại danh y Tuệ Tĩnh. ” ĐÔNG Y TUỆ TĨNH -YHCT HỮU SINH ĐƯỜNG” cũng dựa vào triết lý y học của Phương Đông mà gọi tắt là “ĐÔNG Y” nhưng cụ thể là ở đất nước Việt Nam mà Thiền Sư TUỆ TĨNH lại là ông tổ, nên được cấu thành tên là “ ĐÔNG Y TUỆ TĨNH”.

+ Ở Việt Nam nói riêng hay ở các nước phương đông nói chung trong đó có:Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…. Y học cổ xưa (hay còn gọi là Y HỌC CỔ hay CỔ HỌC ) được xây dựng một cách chặt chẽ và logic với sự kết hợp hài hòa giữa con người và thiên nhiên, cùng với những kinh nghiệm thực tiễn tạo thành một hệ thống lý luận vững chắc, và hệ thống lý luận đó được truyền qua các thế hệ cho đến ngày nay vẫn vậy và được gọi tắt là “ Y HỌC CỔ TRUYỀN”

+ Mọi sinh vật sống đều có sự vận động: vận động thô sơ như sự đi lại,chạy nhảy của các loài động vật, hay vận động tinh vi hơn như các chuyển hóa tế bào của cả động vật và thực vật đều có (ví dụ: vận động tinh vi ở thực vật là sự trao đổi oxy của các cơ quan trong lá). Còn sự vận động thì sống (theo nghĩa hán việt là sinh), mất sự vận động thì chết. Mà từ ngàn xưa đã xác định được nguồn gốc của sự vận động hay nguồn gốc của sự sống (sinh) là do dương khí. “ HỮU SINH ĐƯỜNG” dịch nghĩa :là nhà có sự sống, với một ý nghĩa muốn truyền tải là mang sự sống đến mọi người, mà như trên đã nói sự sống là sự vận động, “HỮU SINH ĐƯỜNG”sẽ lập lại sự cân bằng về vận động để giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, cơ thể khỏe mạnh hơn và từ đó đẩy lùi mọi bệnh tật.

0989 052 326
0989052326